Bệnh Huyết Áp Là Gì? Làm Thế Nào Để Phòng Ngưa Bệnh Huyết Áp?

bẹnh huyết áp

Bệnh Tăng Huyết Áp

1. Huyết áp là gì?

  • Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp thể hiện bằng hai chỉ số:
  • (1) Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).
  • (2) Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.
    Để đo huyết áp chính xác, các bạn nên tránh dùng cà phê, chất có nicotine (hút thuốc lá) và tập thể dục, nên nghỉ ngơi 10-15 phút trước khi đo.

2. Tăng huyết áp(THA) là gì?

  • Huyết áp tăng dần theo tuổi nhưng khi tăng tới mức gây nguy hại cho cơ thể mà ở mức này việc chữa trị có lợi hơn là hại thì gọi là THA.
  • Theo các hướng dẫn điều trị THA trên thế giới đều chọn ngưỡng gọi là THA đối với người từ 18 tuổi trở lên là khi người đó có ít nhất một trong hai số huyết ápsau: (1) huyết áp tối đa >/= (đọc là lớn hơn hoặc bằng) 140 mm Hg và (2) huyết áp tối thiểu >/= 90 mm Hg. Như vậy, nếu con số huyết áp là 150/80, 130/100 hoặc 150/90 mm Hg sau nhiều lần đo thì gọi là THA.
  • Một cách đầy đủ, THA là một hội chứng tim mạch tiến triển được khẳng định khi: (1) huyết áp đo tại cơ sở y tế >/= 140/90 mm Hg hoặc khi đo tại nhà và khi theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ >/= 135/85 mm Hg hoặc (2) huyết áp không tăng nhưng có bằng chứng THA như đang dùng thuốc hạ huyết áp hoặc có biến chứng như bệnh tim do THA, tai biến mạch máu não.

3. Tăng huyết áp có triệu chứng không và nguy hiểm như thế nào?

Phần lớn THA không có triệu chứng. Các dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, mửa, mỏi mệt…không phải là biểu hiện chỉ của mỗi THA. Khi có triệu chứng THA, thường lúc này đã là biến chứng hoặc tình trạng THA đã nặng. Biến chứng THA xảy ra chủ yếu ở tim, não, thận, mắt, mạch máu như sau:

  • Tại tim, THA gây: tim lớn (lâu ngày gây suy tim); bệnh mạch vành (gồm thiếu máu cơ tim im lặng, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột tử do tim)
  • Tại não, THA gây:Cơn thiếu máu não thoáng qua; Suy giảm nhận thứcvà sa sút trí tuệ; Đột quỵ (tai biến mạch máu não) gồm nhồi máu não (nhũn não) và xuất huyết não (chảy máu não, đứt mạch máu não); Bệnh não do THA (nôn mửa, chóng mặt, co giật, hôn mê…).
  • Thận: gây bệnh thận giai đoạn cuối và cuối cùng là suy thận.
  • Mắt: gây mờ mắt, mù gọi là bệnh lý võng mạc do THA;
  • Mạch máu: THA gây phồng lóc động mạch chủ, vữa xơ động mạch, viêm tắc động mạch chân

Tất cả biến chứng này: về mặt sức khỏe làm bệnh nặng dần, tàn tật nhiều (62% đột quỵ và 49% đau thắt ngực do THA) và gây chết hoặc đột ngột hoặc từ từ hoặc chết sớm (THA gây giảm thọ từ 10 đến 20 năm); còn về mặt tài chính thì làm tăng chi phí.

4. Tại sao gọi THA là “Kẻ giết người thầm lặng”?

Tiến triển tự nhiên THA như sau: vào độ 10-30 tuổi, huyết áp bắt đầu tăng, đầu tiên là tăng cung lượng tim, dần dần THA sớm vào tuổi 20-40 (lúc này lực kháng ở mạch máu ngoại vi nổi trội, có cơn huyết áp tăng nhưng người bị không biết) rồi đến THA thực sự ở tuổi 30-50 và cuối cùng là THA có biến chứng vào độ 40-60 tuổi. THA tiến triển âm thầm trong 15-20 năm đầu; người bị THA vẫn sống và làm việc bình thường trong khi bệnh đang huỷ hoại cơ thể dần dần, gây ra cái chết gặm nhấm, cái chết huỷ hoại hoặc cái chết tức tưởi. Do đó, các nhà tim mạch học gọi THA là kẻ giết người thầm lặng.

5. Nguyên nhân THA là gì?

  • THA không rõ nguyên nhân: 90%-95%.
  • THA có nguyên nhân : 5%-10%.

Điểm khác biệt là THA có nguyên nhân thì chữa triệt để, không phải uống thuốc lâu dài.

6. Phát hiện THA như thế nào?

blood pressure main 637

Chỉ cần đo H.A đúng qui cách sẽ phát hiện được bệnh tăng huyết áp

Chỉ bằng cách đi khám và đo huyết áp tại các cơ sở y tế. Thông thường phải qua vài đợt khám trong 1-2 tháng mới xác định được THA bởi vì khi chẩn đoán một người bị bệnh THA đồng nghĩa gắn một trách nhiệm sức khoẻ suốt đời cho người đó. Đo huyết áp ít nhất mỗi năm một lần khi bình thường và khi cảm thấy trong người khó chịu như chóng mặt, nhức đầu không giải thích được…

7. Những ai dễ bị THA?

Các đối tượng sau thuộc nguy cơ bị bệnh THA:

  • Tuổi càng cao càng dễ bị THA; trung bình cứ tăng 10 tuổi thì tỷ lệ THA 5%.
  • Nam giới hoặc phụ nữ sau mãn kinh.
  • Có cha mẹ, anh chị em ruột bị THA.
  • Uống rượu nhiều: ai uống hơn 60g cồn mỗi ngày thì bị dễ THA gấp 1,5 lần người không uống.
  • Béo phì.
  • Người mắc một số bệnh nội khoa như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường týp 2, hội chứng chuyển hoá.

8. Phòng ngừa THA như thế nào?

Thực hiện lối sống khoẻ mạnh. Mỗi người, hàng năm hãy đi đo THA ít nhất một lần và nhớ con số THA của mình!

9. Chữa trị THA như thế nào?

Hai biện pháp: không dùng thuốc và dùng thuốc.

9.1. Biện pháp không dùng thuốc, gọi là thay đổi lối sống: do người bệnh thực hiện

  • Bỏ hoặc không hút thuốc lá;
  • Ăn thanh tịnh: ăn lạt, ăn nhiều rau, ăn đủ lượng calori, ăn nhiều cá, ít mỡ động vật;
  • Uống rượu bia ít và điều độ;
  • Giữa cân nặng chuẩn;
  • Rèn luyện thể lực mức độ trung bình: 30-45 phút/ngày, 180 phút/tuần như đi bộ nhanh, đi xe đạp …
  • Giảm stress…
  • Tập thể dục giúp chữa và ngừa bệnh tăng huyết áp
giam beo bang phuong phap tap the duc 78
tap the duc it nhat 1 tieng giam can1 17

9.2. Biện pháp dùng thuốc

Bác sĩ sẽ căn cứ bệnh trạng cụ thể mà lựa chọn thuốc phù hợp nhất cho từng người. Mỗi viên thuốc có một số phận! Người bệnh không nên ỷ lại vào thuốc mà xem nhẹ hiệu quả thay đổi lối sống. Biện pháp dùng thuốc do thầy thuốc đảm nhận, người bệnh tuyệt đối không tuỳ tiện điều chỉnh!