Bệnh trĩ là một bệnh lý hậu môn – trực tràng phổ biến ở người trưởng thành, người cao tuổi và nhân viên văn phòng… Bệnh trĩ thường xảy ra do táo bón kéo dài, thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh… Bệnh trĩ ít khi đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ?
Đại tiện ra máu (có màu đỏ tươi) là dấu hiệu thường gặp và điển hình của bệnh trĩ. Khi búi trĩ phát triển lớn, tình trạng chảy máu có thể xảy ra thường xuyên hơn khi có va chạm nhẹ, lao động nặng và ma sát với quần. Ngoài ra máu thì cảm giác ngứa ngáy, đau rát, khó chịu ở vùng hậu môn sau khi đại tiện cũng là một dấu hiệu khác để nhận biết bệnh trĩ.
Bên cạnh đó bạn có thể sờ vào vùng hậu môn để nhận biết bệnh trĩ. Nếu cảm nhận được một vật mềm, thập thò hoặc lòi hẳn ra khỏi ống hậu môn thì đây chính là búi trĩ. Búi trĩ khi sa ra ngoài trong thời gian dài sẽ đến xì hơi mất tự chủ, ướt đũng quần,… Đặc biệt khi ngồi xổm hoặc rặn đại tiện, búi trĩ cũng có thể sa ra bên ngoài.
Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Mặc dù gây nhiều phiền toái trong cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm sinh lý nhưng bệnh trĩ có thể được điều trị hoàn toàn và hầu như không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh trĩ có thể gây ra một số ảnh hưởng và biến chứng nặng nề nếu không được thăm khám, phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Bệnh trĩ có lây qua di truyền không?
Bệnh trĩ thực chất là hệ quả do tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn dẫn đến hiện tượng phình giãn, ứ đọng máu và hình thành nên búi trĩ. Vì vậy các yếu tố làm tăng áp lực và gây suy yếu thành tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn là nguyên nhân dẫn đến trĩ như
Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều món ăn cay nóng, thiếu chất xơ… dẫn đến rối loạn tiêu hóa, táo bón
Thói quen nhịn đại tiện
Lười vận động
Ngồi lâu
Ngoài ra, bệnh trĩ có khả năng lây nhiễm nên ở một số trường hợp bệnh lý này có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái.
Phòng ngừa bệnh trĩ bằng cách nào?
Cách để ngăn ngừa bệnh trĩ là giảm áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn, giữ cho phân mềm, để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn, kèm theo đó là thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt…
Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, có một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,… Những thực phẩm này bổ sung nguồn chất xơ dồi dào cho cơ thể từ đó hạn chế táo bón, làm mềm phân và giảm áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn. Tuy nhiên khi nạp quá nhiều chất xơ có thể làm xì hơi quá mức nên hãy điều chỉnh lại lượng chất xơ để có một chế độ ăn uống phù hợp.
Uống nhiều nước. Nước mang lại nhiều ích lợi cho cơ thể như tăng cường sự tập trung, trao đổi chất, cấp ẩm cho làn da… Ngoài ra việc bổ sung 2 lít nước/ngày (trừ các thức uống có cồn) sẽ góp phần để giúp làm mềm phân, giảm áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn.
Đi đại tiện ngay khi có cảm giác mắc. Nhiều người thường nhịn đi đại tiện mặc dù có cảm giác mắc, đặc biệt là nhóm người bận rộn, không muốn làm dở dang công việc. Tuy nhiên hành động này nếu không thay đổi qua thời gian sẽ hình thành nên thói quen không tốt cho cơ thể. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đại tiện, niêm mạc trực tràng sẽ dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân trở nên khô, cứng và khó hơn đi hơn. Việc đi đại tiện lúc này cũng sẽ tăng áp lực lên vùng trực tràng – hậu môn hơn so bình thường.
Không rặn mạnh khi đại tiện. Thói quen này sẽ tạo ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn. Nếu đang trong quá trình mắc trĩ sẽ góp phần làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu. Để giảm thiểu việc rặn mạnh khi đại tiện hãy có một chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp uống nhiều nước, tập thể dục để phân mềm và dễ đi hơn.
Tránh ngồi lâu bởi việc này sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn. Nếu vì tính chất công việc bạn có thể xen kẽ thời gian nghỉ ngơi, vận động nhẹ, đi lại. Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế ngồi lâu trên bồn cầu.
Bạn có biết nguy cơ trĩ ở người ít vận động cao gấp 2 lần. Vì vậy để phòng bệnh trĩ bạn nên duy trì vận động, tập thể dục mỗi ngày để ngăn ngừa táo bón, giúp cho dòng máu lưu thông tốt, giảm áp lực lên tĩnh mạch và tránh áp lực dồn nén vùng hậu môn.
Bên cạnh đó nếu có dấu hiệu của bệnh trĩ bạn không nên chủ quan và lơ là các triệu chứng. Bởi khi tình trạng trĩ trở nặng có thể gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Hãy dành thời gian đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng và có phương án điều trị kịp thời.
Khám và điều trị bệnh trĩ tại Phòng khám đa khoa Vigor Health
Nằm trong top 6 phòng khám đạt chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra năm 2019 của Sở Y Tế TP.HCM, Phòng khám đa khoa Vigor Health với hơn 11 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh đã tạo được uy tín, sự tin tưởng đến khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Phòng khám đa khoa Vigor Health đem lại sự khác biệt với:
– Đội ngũ Bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, từng làm việc tại các bệnh viện lớn trực tiếp thăm khám, có phác đồ phù hợp và theo dõi suốt quá trình điều trị
– Sở hữu 12 chuyên khoa và đa dạng các dịch vụ khám sức khỏe, phục vụ nhu cầu của nhiều bệnh nhân trong nước và nước ngoài
– Hệ thống trang thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất hiện đại, tân tiến
– Không gian sạch sẽ, an toàn, khử khuẩn theo khuyến cáo của Bộ Y Tế
– Cung cách phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo, tận tình
– Có đầy đủ pháp lý và các chứng nhận, giấy phép từ Sở Y Tế TP.HCM
> Gift voucher miễn phí khám tư vấn cho cả gia đình
Liên hệ với Phòng khám đa khoa Vigor Health qua hotline 19001856 để được tư vấn và biết thêm thông tin về việc thăm khám, điều trị bệnh trĩ ngay hôm nay.